Ngày 6/5, 10 học viên đã vui mừng đón nhận lễ Tốt nghiệp chương trình Sáng kiến Thanh niên Lập nghiệp (YCI). Đây là những học viên đã hoàn thành 6 tháng học lý thuyết và thực hành tại hai khách sạn và Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tuổi từ 18 đến 24, đã được đào tạo nghề trong 12 lĩnh vực khác nhau bao gồm bếp, làm bánh, buồng, an ninh, và các bộ phận khác. Ngoài ra, các học viên còn được đào tạo các kỹ năng phục vụ nghề khác nhau như kỹ năng phỏng vấn, chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa bệnh, xây dựng nhóm, vi tính và tiếng Anh.
Niềm vui của các học viên trong ngày nhận chứng chỉ tốt nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc VCCI chia sẻ: “Dưới sự kèm cặp tận tình của các cán bộ và nhân viên khách sạn cũng như sự theo dõi sát sao của các cán bộ VCCI, sự hướng dẫn nhiệt tình của các chuyên gia từ các tổ chức đối tác tình nguyện của chương trình như Làng trẻ em SOS Việt Nam, Tổ chức tình nguyệnSJ Việt Nam, các em đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng vi tính, kỹ năng về giao tiếp trong cuộc sống và đặc biệt thay đổi phong cách, hướng tới làm việc chuyên nghiệp trong môi trường khách sạn 5 sao”.
Bà Trần Thị Kim Dung - phó Giám đốc Làng trẻ em SOS Việt Nam cho biết thêm, tham gia vào chương trình này là một cơ hội tốt cho thanh niên, không chỉ đem lại kiến thức cơ bản, mà còn kỹ năng sống và nghề nghiệp trong tương lai.
Giải thích về việc có 18 học viên theo học chương trình nhưng chỉ có 10 em được tốt nghiệp, đại diện của VCCI cho hay: “Ngoài khóa học về nghiệp vụ, các em phải hoàn tất về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh. Những học viên chưa được tốt nghiệp là do khả năng ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu”.
Được biết, sáng kiến Thanh niên Lập nghiệp là chương trình đào tạo hướng nghiệp cho các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, nhằm trang bị các kỹ năng về lao động và cuộc sống cho họ. Mục tiêu tổng quát của chương trình là nâng cao năng lực cho các em, giúp các em có thể lựa chọn nghề nghiệp một cách chủ động, nắm bắt được các cơ hội việc làm, giúp hoàn thiện năng lực và tay nghề để dễ tìm việc, góp phần nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho học viên.
Ở Việt Nam, sáng kiến tập trung vào đào tạo tại cơ sở kinh doanh, vừa học vừa làm cho thanh niên trẻ có hoàn cảnh khó khăn, ở 15 lĩnh vực kỹ năng khác nhau trong ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống. Các học viên được lựa chọn sẽ được đào tạo tại Khách sạn Hilton Hanoi Opera và Khách sạn Sheraton Hanoi.
Trong năm đầu (2011), Sáng kiến YCI đã đào tạo được 9 thanh niên. Trong năm 2012, Sáng kiến YCI đã tuyển dụng 18 thanh niên, trong đó 2 học viên là nạn nhân của nạn buôn bán người đến từ Làng Trẻ em SOS Bến Tre, Nha Trang, Blue Dragon, ACCV và các trung tâm tìm việc làm trên địa bàn Hà Nội.
Việc làm thử nghiệm này ít nhiều đánh giá được tức thời một phần thực chất của giáo viên (GV) khối 12 - khối trọng điểm với nhiệm vụ hướng dẫn học sinh (HS) thi tốt để vượt qua ngưỡng cửa cấp 3. Tuy nhiên cũng gây một số khó chịu nhất định với GV, vốn lâu nay được đánh giá chất lượng bởi nhiều hình thức khác, chứ không phải đi làm bài thi của HS.
Xin cô cho biết thêm về việc Trường THPT Cao Thắng yêu cầu đột xuất GV khối 12 làm đề thi của HS?
Trước đây, vào mỗi kỳ thi học kỳ khối 12, chúng tôi vẫn thường hay làm là cho GV cốt cán đọc đề chung của Sở GD-ĐT (vì đề thi học kỳ của HS 12 do Sở GD-ĐT ra), từ đó đánh giá xem HS làm được bao nhiêu phần trăm. Tuy nhiên, GV chưa đánh giá đúng thực chất của các em. Ví dụ như đánh giá đề tương đối dễ, sẽ có trên 65% HS khối 12 làm điểm trên trung bình, nhưng khi chấm thì ngược lại, có trên 65% HS làm bài dưới trung bình.
Vì vậy, muốn để chắc chắn, chúng tôi đã có ý nghĩ, cho GV làm đề thi của HS công khai tại trường, song song với buổi làm bài thi học kỳ của các em. Để thử nghiệm, chúng tôi đã yêu cầu 15 GV khối 12 của 4 môn là Toán, Anh Văn, Sinh, Địa trong đợt thi học kỳ 2 vừa qua, sau khi xem đề xong thì cho vào ngồi cùng 1 phòng và làm đề thi lớp 12 theo từng môn mình phụ trách. Những GV này được miễn coi thi, và được thay thế bằng các người khác. Nhưng vẫn được tính tiết coi thi. Trong phòng làm bài, GV được theo dõi nghiêm ngặt bởi ban giám hiệu.
Bài làm xong, được chúng tôi rọc phách và chấm công bằng. Kết quả, các GV Toán làm bài rất chuẩn, chỉ hơn 50% thời gian đã xong. Điểm cao nhất là 10, thấp nhất là 9,5 điểm. GV Anh văn có phần lúng túng hơn dù có người cũng làm rất chuẩn, điểm dao động từ 7,5 đến 9,5 điểm. GV Địa và Sinh cũng chuẩn. Có GV cùng 10 điểm, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn người nào làm bài nhanh hơn.
Từ kết quả này, tổ bộ môn sẽ biết được phần nào năng lực của từng GV. Chúng tôi sau khi công bố điểm đã họp lại và thưởng động viên mỗi người 100.000 đồng, làm bài điểm cao hay thấp gì cũng thưởng cho vui vẻ. Tổng tiền thưởng cho 15 GV là 1,5 triệu đồng do tôi tự trích tiền túi ra.
Bài làm của 1 giáo viên Toán ở Trường THPT Cao Thắng (TP Huế) sau khi làm xong được cắt phách, ghi số hiệu để chấm khách quan như bài làm của học sinh.
Tâm lý của các GV ra sao khi có kết quả điểm, thưa cô?
Những người làm bài cao thì thấy hãnh diện so với những người khác trong tổ. Những người điểm thấp cũng có phần xấu hổ với ban giám hiệu.
Là một trường ở xã vùng sâu lại bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, Trường THCS Hòa Tú 1 (Mỹ Xuyên) gặp rất nhiều khó khăn so với các trường khác. Thế nhưng, nhà trường nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền. Nhờ đó, trường vượt qua các khó khăn, vươn lên để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013.
Là một trường ở xã vùng sâu lại bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, Trường THCS Hòa Tú 1 (Mỹ Xuyên) gặp rất nhiều khó khăn so với các trường khác. Thế nhưng, nhà trường nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền. Nhờ đó, trường vượt qua các khó khăn, vươn lên để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013.
Thầy Trương Công Định – Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Tú 1 cho biết: “Trước đây, cơ sở phục vụ giáo dục của trường xuống cấp trầm trọng. Từ năm 2011, khi thực hiện Đề án “Kiên cố hóa trường, lớp học”, Trường THCS Hòa Tú 1 được đầu tư xây dựng theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia. Thời điểm đó, trong 5 tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia, tiêu chí về cơ sở vật chất của Trường THCS Hòa Tú 1 còn chưa đạt. Vì vậy, trong năm 2013, sau khi hoàn thành việc xây dựng, đến 11/2013 trường được công nhận đạt chuẩn. Thực hiện được điều đó, trước hết do sự nỗ lực, cố gắng từ trước của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Đa số cán bộ, giáo viên là người địa phương nên các thầy, cô rất tâm huyết với việc xây dựng trường, góp phần xây dựng quê hương Hòa Tú 1. Cũng vì vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau nhằm dạy tốt, học tốt. Có được ngôi trường khang trang cũng là mơ ước bấy lâu nay của bà con xã nhà, nên trong quá trình xây dựng, trường cũng nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ người dân”.
Bên cạnh đó, phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt” của trường đang phát triển mạnh mẽ. Việc học tốt không chỉ dành cho học sinh mà các thầy, cô giáo cũng tích cực tham gia. Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn; trong đó, 55% giáo viên trên chuẩn và các giáo viên còn lại đang theo học trên chuẩn. Nhờ không ngừng nâng cao trình độ sư phạm mà 100% giáo viên nhà trường đều thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Nhà trường khuyến khích giáo viên trang bị máy vi tính phục vụ cho việc dạy và học, 36/38 giáo viên có máy vi tính tại nhà và 34/38 giáo viên sử dụng máy vi tính để soạn bài giảng
Trường THCS Hòa Tú 1 được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013.
Công tác kiểm tra, quản lý về việc thực hiện đổi mới PPDH cũng được tăng cường. Hội đồng Sư phạm nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề, thao giảng rút kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH; tăng cường công tác dự giờ, tự kiểm tra đánh giá và dự giờ chéo của các giáo viên, các tổ chuyên môn. Từ khi được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường phấn khởi, chất lượng giáo dục cũng được nâng cao. Nhờ đó, trường ngày càng nhận được sự tín nhiệm của phụ huynh; số học sinh theo học ngày càng tăng. 3 năm trước, trường chỉ có hơn 400 học sinh thì nay có hơn 600 em theo học. Năm học này, 100% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt và trên 60% có học lực khá, giỏi.
Trên mạng xã hội Facebook, bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về "một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ.
Theo giới thiệu, bài văn được viết ngày 6/9/2006 và nhận điểm 9 với lời phê:: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
Qua bao năm tháng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích lũy được vốn kiến thức rất uyên thâm, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, Bác đã chuyển hóa những kiến thức đó thành những câu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu, rất bình dị và gần gũi.
Đầu năm 1946, có cuộc họp cán bộ từ trung ương đến các địa phương, Bác đến thăm và nói chuyện. Khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của chính phủ với nhân dân thông qua đội ngũ cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác quay đáy tam giác lên trên, hướng đỉnh xuống phía dưới và nói: “Nhưng những chủ trương đó qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống đến dân thì bé lại chỉ còn chường này”. Sau đó, Bác lật tấm bìa cho đáy xuống dưới, đỉnh lên trên và giải thích: “chiều đáy là nguyện vọng của nhân dân được phản ánh từ cơ sở, có rất nhiều, rất phong phú, nhưng qua nhiều cấp, cán bộ thì chỉ còn bé chừng này”. Bác chỉ tay vào đỉnh trên. Bác kết luận: “Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho Chính phủ gần dân ?”. Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra câu trả lời đúng với công việc của mình.
Cũng trong năm 1946, Nhà nước cách mạng non trẻ phải đối phó vời thù trong giặc ngoài, gây cho ta biết bao khó khăn, thách thức. Nhiều người yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác cười, bảo: “Các chú giữ sức đánh tây?”, rồi Bác giải thích: “dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn ngang, làm rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải tìm cách gạt cây gỗ đi thì dòng nước sẽ thông thoát”.
Trong thời kỳ kháng chiến nhiều cán bộ đi tuyên truyền về đường lối “trường kì kháng chiến” cho nhân dân. Khi dân chất vấn: “Kháng chiến khi nào thành công?” nhiều người không giải thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: “Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì phải lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu. Các chú cứ lấy chữ nghĩa, nào là “phụ thuộc”, “khách quan”, “chủ quan” thì dân ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ cụ thể như muốn có khoai ăn, lúa ăn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải hơn 9 tháng mới sinh con…”. Khi đến với nhân dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân. Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý dễ hiểu, dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà vẫn uyên thâm, tinh túy.
Ngay trong giai đoạn 0-6 tuổi, các bé cần được bồi dưỡng tính cách để có những phẩm chất tốt, giúp tạo nền tảng cho việc học tập và rèn luyện đạo đức về sau.
Phẩm chất, tính cách quyết định số phận con người. Tính cách đặt nền móng cho đạo đức, góp phần làm nên thành công về sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Những nét tính cách tốt đẹp của con trẻ cần được chú trọng bồi dưỡng ngay khi các bé còn nhỏ.
Bé chăm sóc vườn cây.Trường Mầm non Saigon Academy được chuyển giao đầy đủ bản quyền của Chương trình giáo dục sớm theo Phương án 0 tuổi, trong đó ưu tiên hàng đầu là bồi dưỡng tính cách cho các bé, ngay trong giai đoạn 0-6 tuổi. Phẩm chất, tính cách của con người được thể hiện trên nhiều phương diện. Nếu trẻ được dạy dỗ sớm để có được phẩm chất tốt đẹp thì khi trưởng thành, các bé sẽ sở hữu đức tính: vui vẻ - linh hoạt; Yên lặng và tập trung chú ý; lòng dũng cảm và tự tin; yêu lao động và biết quan tâm đến người khác; lòng hiếu kỳ và tính sáng tạo và có tinh thần độc lập. Bé học làm củ kiệu.Tại trường mầm non Saigon Academy, tính cách vui vẻ linh hoạt của trẻ được chú trọng bồi dưỡng qua 6 hình thức: biểu đạt tình cảm (trẻ vui vẻ, tươi cười, biết vui đùa cùng người lớn); biểu đạt ngôn ngữ phong phú (trẻ được tập phát âm rõ, thích nói chuyện, thích kể chuyện, thích đọc thơ); tư thế linh hoạt (trẻ được bồi dưỡng khả năng hát, nhảy múa, vận động, thích chơi trò chơi và tham gia nhiều hoạt động tại trường); cảm nhận linh hoạt (trẻ được tập ghi nhớ nhanh các sự kiện đã nhìn qua, nghe qua và làm qua); hai bàn tay linh hoạt (trẻ được tự tay làm ra sản phẩm hàng ngày); tư duy linh hoạt (trẻ được hướng dẫn đặt câu hỏi, thảo luận và tranh luận, nhận biết mặt chữ và đọc sách). Với phương pháp "học mà chơi, chơi mà học", giáo viên thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi chơi. Như vậy, toàn bộ cơ thể, tinh thần và trí tuệ của bé đều hướng vào trò chơi, khiến trẻ có được niềm vui và kết quả cao nhất. Lòng dũng cảm và tự tin của trẻ nhỏ chủ yếu được biểu hiện ở hai từ "không sợ": không sợ bóng tối, không sợ ngã, không sợ đau, không sợ uống thuốc, không sợ các loài côn trùng, không sợ phải ở một mình, không sợ hoàn cảnh và người lạ. Tính cách này có thể được bồi dưỡng tại gia đình cũng như ở trường học thông qua việc trải nghiệm thực tế, ở mức độ khả năng tâm lý mà trẻ có thể chấp nhận được. Lòng tự tin của trẻ cũng được nuôi dưỡng để trẻ luôn cảm nhận mình là một đứa trẻ ngoan, có năng lực, vì vậy lúc nào các bé cũng vui vẻ. Ngoài ra, nhằm giúp trẻ nhỏ biết quan tâm đến người khác, giáo viên phải là người thể hiện sự quan tâm của mình đến trẻ, đến những người trong gia đình trẻ và mọi người xung quanh như thiết kế blogspot, như vậy trẻ sẽ học cách mô phỏng và làm theo theo kiểu "mưa dầm thấm lâu".
Các thầy cô giáo sẽ nuôi dưỡng lòng hiếu kỳ và tính sáng tạo của trẻ thông qua các hoaạt động làm cho trẻ thích xem, thích nghe, thích sờ, thích làm, thích hỏi, thích ghi nhớ, thích mô phỏng, thích làm thí nghiệm, thích bày ra nhiều trò chơi, thích tự làm ra sản phẩm. Những kỹ năng mềm mà giáo viên chú trọng bồi dưỡng bằng cách hướng dẫn, tập cho trẻ làm hằng ngày để hình thành thói quen tốt sẽ nuôi dưỡng tinh thần tự lập cũng như độc lập cho các em, không dựa dẫm vào người khác, không ỷ lại người lớn. Nhờ đó, trẻ có thể tự làm một số việc trong khả năng như tự cất cặp và giày vào locker, tự cởi giày và vớ, tự mặc áo quần, tự dọn dẹp bàn ghế, tự xúc ăn, tự rửa tay, tự đi vệ sinh...
|
|